TƯ VẤN LẮP ĐẶT - VẬN HÀNHNgày: 22-11-2024 bởi: Linh Vũ
TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TURBO TĂNG ÁP
Công suất của động cơ phụ thuộc rất nhiều vào lượng không khí và nhiên liệu nạp vào buồng đốt. Động cơ có công suất lớn thì yêu cầu lượng không khí và nhiên liệu nạp vào càng lớn. Do vậy muốn động cơ có công suất lớn hơn thì cần tăng lượng khí nạp vào buồng đốt, turbo tăng áp chính là thiết bị đề làm nhiệm vụ đó. Vậy tầm quan trọng của turbo tăng áp là gì và nguyên lý hoạt động của turbo tăng áp ra sao. Hãy theo dõi bài viết dưới đây.
I. Tại sao cần sử dụng Turbo tăng áp
Sử dụng turbo tăng áp mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho động cơ. Với động cơ cùng dung tích, động cơ được lắp turbo có thể tăng công suất nhiều nhất lên đến 100% và có trọng lượng nhẹ hơn. Bên cạnh đó turbo còn giúp tối ưu hóa tỷ lệ đốt cháy nhiên liệu và không khí (O2) giúp giảm thiểu khí thải độc hại, khói đen và việc nhiên liệu không cháy hết ra ngoài môi trường. Với cùng mức công suất, động cơ sử dụng turbo có thể giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hơn 20%. Đặc biệt giúp cải thiện khả năng mang tải của xe, giúp xe vận hành mượt mà hơn ở tốc độ thấp.
II. Nguyên lý hoạt động cơ bản của Turbo tăng áp
1. Turbo tăng áp trên động cơ
Turbo tăng áp trên động cơ hoạt động như sau: Khí xả nhiệt độ cao từ buồng đốt động cơ (có thể lên đến 760℃) truyền động cho tuabin quay với tốc độ cao. Sau đó, khí xả được đưa vào hệ thống xử lý. Tuabin quay làm quay cánh nén (nạp khí Turbo) do được lắp trên cùng 1 trục (tốc độ cao nhất đạt 130 vòng/phút2);
Đồng thời, bộ nén khí hút không khí sạch vào, nén lại và chuyển nó tới két làm mát khí. Tại đây, khí nén được làm mát xuống còn khoảng 45℃, sau đó được dẫn qua ống nạp vào buồng đốt động cơ. Khi vào buồng đốt, không khí sạch (O2) hòa trộn với nhiên liệu và được đốt cháy hoàn toàn, giúp tăng công suất động cơ và giảm tỷ lệ khí thải, góp phần bảo vệ môi trường.
Nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp trên động cơ
Nguyên lý hoạt động cơ bản của Turbo tăng áp
2. Nguyên lý hoạt động của Tuabin
Nguyên lý hoạt động của tuabin như sau: Vỏ tuabin được gắn, bắt đai ốc cố định với hành lang khí xả của động cơ. Khi khí xả có nhiệt độ cao (có thể lên đến 980℃) đi qua, chúng truyền động quay các cánh tuabin với tốc độ cao (lên đến 240 vòng/phút). Sự quay của cánh tuabin sẽ làm quay cánh bơm khí nạp, được lắp ở đầu đối diện của cùng một trục. Cánh bơm khí nạp sẽ nén và hút không khí sạch vào, cung cấp cho két làm mát khí.
Tuabin bao gồm các thành phần chính như: vỏ tuabin, van trích khí xả (waste gate) (một số tuabin không có van này), và cánh xoắn VNT tối ưu khí động học.
Linh kiện của turbo bao gồm cánh tuabin và trục, được hàn bằng phương pháp ma sát hoặc hàn chùm tia điện. Cánh tuabin thường được đúc chính xác từ hợp kim gốc niken hoặc hợp kim titan chịu nhiệt độ cao, hoặc được gia công bằng phay CNC 3D. Sau đó, tùy theo yêu cầu sử dụng, cánh tuabin có thể được mài thành các hình dạng khác nhau.
Các linh kiện này yêu cầu có độ bền dẻo, khả năng chịu nhiệt cao và chịu ăn mòn tốt. Đồng thời, chúng cực kỳ nhạy cảm với sự cân bằng động. Trên trục, các chi tiết quay tốc độ cao như cánh tuabin, bạc trục, cổ trục và ổ đỡ phối hợp nhịp nhàng với nhau. Thường sử dụng vật liệu hợp kim và gia công chính xác qua các công đoạn tiện và mài.
Các chi tiết này cần có độ bền cơ học cao để tránh hiện tượng biến dạng khi quay ở tốc độ cao, điều này có thể dẫn đến va chạm với vỏ turbo. Vị trí cổ trục phải có khả năng chịu mài mòn tốt, thường được nhiệt luyện bề mặt hoặc tôi thẩm thấu. Sau khi gia công xong, các bộ phận tuabin sẽ được kiểm tra và cân bằng động riêng lẻ.
3. Nguyên lý hoạt động của vỏ tuabin
Để đảm bảo khả năng chịu nhiệt cao, vỏ tuabin thường được đúc từ thép dẻo (thêm molypden) hoặc thép đúc gốc niken. Vỏ tuabin được đúc với các kích thước họng khác nhau, sau đó được gia công để phù hợp với hình dạng của tuabin.
Các thiết kế vỏ tuabin có thể bao gồm họng gió đơn hoặc đôi, có van xả khí hoặc không, có làm mát bằng nước hoặc không, và có thể đúc nguyên khối. Vỏ turbo không có hệ thống làm mát nước thường phải chịu được nhiệt độ cao, có thể lên đến 760độ C trong thời gian ngắn.
Trong khi đó, vỏ turbo có hệ thống làm mát được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu nhiệt độ bề mặt cao, như động cơ hàng hải và máy phát điện.
Vỏ turbo được thiết kế để: Chịu được xung lực (rung động), Chống oxy hóa, Chịu nhiệt và biến dạng do nhiệt ít, đồng thời dễ dàng gia công cắt gọt.
4. Nguyên lý hoạt động của van điều chỉnh khí xả
Van điều chỉnh khí xả được điều khiển đóng mở bởi bộ điều tiết khí động, bao gồm màng khí và lò xo. Bộ điều tiết kiểm soát áp suất khí nạp từ cổng ra của máy nén khí (áp suất tăng áp) hoặc van điều khiển trên động cơ. Khi động cơ hoạt động ở tốc độ thấp, áp suất tăng áp thấp, van xả khí đóng lại. Nếu van này mở hoặc bị rò rỉ, công suất của động cơ sẽ không đủ. Khi động cơ hoạt động ở tốc độ cao, áp suất tăng áp tăng, bộ điều tiết điều khiển van mở thông ngách, lúc này khí xả dư được thải ra ngoài để ngăn ngừa bộ tăng áp vượt quá tốc độ cho phép, đồng thời cải thiện công suất và hiệu suất xả khí của động cơ. Van thực hiện xả khí theo kiểu luồng đơn hoặc luồng kép.
Độ cứng (K) của lò xo (mềm hoặc cứng), áp suất cài đặt và đường kính lỗ van là những yếu tố quyết định hiệu suất của động cơ.
5. Nguyên lý hoạt động của công suất tuabin
Sự tương quan giữa lưu lượng khí và tốc độ lưu thông ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của tuabin. Đường kính và kích thước của cánh tuabin, cùng với thiết kế chính xác của đường lượn cánh và cấu trúc vỏ tuabin, được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo lắp ráp phù hợp.
Việc lựa chọn kích thước đường lượn cánh tuabin, vỏ tuabin, ống dẫn khí và bộ điều tiết, cùng với áp suất van waste gate, đều ảnh hưởng đến công suất của turbo tăng áp và động cơ.
Khi tỷ lệ A/R nhỏ, tốc độ khí xả vào turbo sẽ tăng, giúp tăng động lực và khả năng tăng tốc của động cơ ở tốc độ thấp. Tuy nhiên, khi động cơ hoạt động ở tốc độ cao, khả năng lưu thông khí của turbo sẽ giảm, lực dội ngược từ khí xả tăng, khiến hiệu suất xả khí giảm, công suất kém, thậm chí có thể dẫn đến việc giảm hiệu suất, nhiệt độ xả cao và tiêu tốn nhiều nhiên liệu.
Ngược lại, khi tăng tỷ lệ A/R, khả năng tăng tốc ở tốc độ thấp sẽ giảm, nhưng sẽ có lợi cho việc gia tăng công suất của động cơ ở tốc độ trung và cao, đồng thời ít tiêu tốn nhiên liệu.
Nếu bộ điều tiết không được chọn lựa và cài đặt chính xác, công suất động cơ có thể không đạt yêu cầu, nhiệt độ có thể vượt mức cho phép, tiêu thụ nhiên liệu kém và có thể dẫn đến sự cố bộ tăng áp vượt quá tốc độ, hiệu suất giảm.
6. Nguyên lý hoạt động của cánh nén khí
Cánh nén khí thường là chi tiết đúc hợp kim nhôm được dùng khuôn cao su hoặc khuôn thạch cao. Tùy vào hình dáng của turbo, quá trình gia công sẽ được hoàn thiện qua các bước mài và tiện để tạo ra các hình dạng khác nhau. Để nâng cao độ bền cơ học, trong một số ứng dụng đặc biệt (như xe buýt), người ta sử dụng máy gia công dập nhôm (máy phay 5 trục). Vật liệu cần có độ bền dẻo dai tốt, đặc biệt là khả năng chịu nhiệt độ cao (thường từ 200-300℃). Một số ứng dụng yêu cầu khả năng chịu nhiệt và ăn mòn cao, đặc biệt trong những điều kiện áp suất và nhiệt độ cao vượt quá giới hạn chịu dãn nhiệt của hợp kim nhôm, do đó hợp kim titan hoặc các hợp kim khác sẽ được sử dụng, như trong các chu trình khép kín của hệ thống thông gió cacte động cơ hoặc hệ thống khí thải tái tạo EGR. Đối với các chi tiết dễ bị ăn mòn hóa học, cần tiến hành xử lý bề mặt mạ cho nhôm. Các bộ phận này cũng rất nhạy cảm với ảnh hưởng cân bằng động, vì vậy, sau khi gia công xong, cần tiến hành cân bằng động. Đây là một trong những bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trong bộ tăng áp.
7. Nguyên lý hoạt động cơ bản của vỏ máy nén khí
Vỏ máy nén khí thường được chế tạo từ hợp kim nhôm hoặc chi tiết đúc cát. Vỏ đúc có các đường khí được thiết kế với kích thước theo yêu cầu. Quá trình gia công vỏ máy nén bao gồm việc đấu nối các đường vào và ra sao cho tương thích với hình dáng của cánh nén. Tùy theo từng mô hình sử dụng, vỏ máy nén có thể được thiết kế kèm theo bộ giảm thanh hoặc không có bộ giảm thanh. Vỏ máy nén cần đảm bảo các yêu cầu sau: khả năng chịu nhiệt cao (từ 200 đến 300℃), chịu được xung lực (rung chấn), ít biến dạng do nhiệt, và dễ dàng gia công cắt gọt.
8. Nguyên lý hoạt động công suất máy nén khí
Đường lượn và kích thước của cánh nén cùng vỏ máy nén cần phải được điều chỉnh chính xác sao cho tương thích với nhau. Việc lựa chọn kích thước đường lượn của cánh nén, vỏ máy nén và đường ống máy nén đều có ảnh hưởng đến công suất của turbo và động cơ.
Khi tỷ lệ A/R nhỏ, lưu lượng sẽ tương đối thấp nhưng áp suất cao; ngược lại, khi A/R lớn, lưu lượng cao hơn nhưng áp suất lại thấp. Tuy nhiên, A/R của vỏ máy nén không ảnh hưởng chặt chẽ đến công suất của máy nén và động cơ như đối với tuabin, do đó các series A/R của vỏ máy nén khí khá hạn chế.
Như thể hiện trong hình dưới đây, các kích thước A-G có ảnh hưởng khá lớn đến công suất và hiệu suất của máy nén khí. Công suất của máy nén khí có thể tham khảo trong hình vẽ ở trang tiếp theo.
9. Nguyên lý hoạt động của khe mở rộng lưu lượng và bộ giảm thanh
Vị trí khe mở rộng lưu lượng, độ rộng, góc bộ giảm thanh đều có ảnh hưởng đến đường map công suất động cơ.
10. Nguyên lý hoạt động cơ bản của khoang trung tâm và hệ thống ổ đỡ trục
Ổ đỡ turbo tăng áp phổ biến nhất là ổ trục bôi trơn. Loại ổ này có khả năng giảm sóc tốt, chi phí thấp và dễ sản xuất hàng loạt. Nó có thể chịu tải trọng hướng tâm, bao gồm trọng lực của rôto, lực ly tâm, lực không cân bằng và lực khí động học. Độ dày màng dầu trong khoảng 0.008-0.015mm, và vật liệu thường dùng là thanh đồng gốc chì.
Căn dọc trục sử dụng vòng căn nghiêng, có khả năng chịu lực đẩy dọc trục từ 10 - 200 Kg. Ổ đỡ cũng chịu tải hướng trục do khí động học tác động từ đầu tuabin và đầu nén khí. Độ dày màng dầu trong khoảng 0.008-0.015mm, với vật liệu phổ biến là thanh đồng gốc chì.
|
|
Khoang trung tâm có thể được thiết kế với hệ thống làm mát bằng nước (thường dùng cho động cơ xăng/khí) hoặc không có hệ thống làm mát. Hệ thống ổ trục cần phải chịu được nhiệt độ cao, khởi động khi không có dầu (hoặc ít dầu), có khả năng chịu dầu bẩn và dừng máy đột ngột.
11. Nắp cách nhiệt
Nắp cách nhiệt:vật liệu thường là inox. Do đầu tuabin nhiệt độ làm việc rất cao, cao nhất có thể đạt 760℃ , ốp cách nhiệt có thể cách ly hiệu quả bức xạ nhiệt từ tuabin, giảm nhiệt độ nhớt trong khoang trung tâm và ruột máy, có vai trò quan trọng đối với làm kín tuabin, đảm bảo độ tin cậy làm việc của ổ đỡ, rotor.
12. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phớt
Phớt khí có nhiệm vụ làm kín khí, ngăn cách nhớt bên trong với không khí bên ngoài, đồng thời tác dụng trực tiếp lên mặt bích, bịt kín lỗ và định vị trục.
Phanh phớt khí có chức năng cố định phớt khí. O-ring được lắp vào vành ngoài của thân phớt khí, giúp tạo ra sự kín khít. Phớt khí giúp cách ly nhớt bên trong với không khí bên ngoài, ngăn chặn rò rỉ dầu và đảm bảo thông khí đúng cách.
13. Nguyên lý hoạt động của Rotor:
Rotor là bộ phận chịu tải nặng nhất và có nguy cơ gặp sự cố cao nhất trong turbo, chiếm khoảng 95% các sự cố của turbo. Rotor hoạt động nhờ lực đỡ thủy lực từ ổ trục bôi trơn.
Bộ phận quay của rotor bao gồm trục tuabin, cánh tuabin, ê-cu chốt và bạc (chiếm khoảng 10-20% tốc độ trục tuabin). Các bộ phận đi theo bao gồm mặt bích trục, phớt, tấm chắn khí (phớt khí)... Khi hoạt động, rotor có chuyển động khá phức tạp, vừa có rung chấn đồng bộ (liên quan đến cân bằng động), lại vừa có rung chấn bán đồng bộ (do xoáy màng dầu).
Cấu tạo ổ trục, khe hở ổ trục và cân bằng động đều có ảnh hưởng lớn đến mức độ rung động của rotor. Rotor cũng rất nhạy cảm với các yếu tố làm việc như nhiệt độ dầu, áp suất dầu và tải trọng làm việc (ví dụ, nghẽn áp).
Để nâng cao độ bền, độ tin cậy và giảm tiếng ồn, việc cân bằng động rotor là rất quan trọng. Cân bằng động rotor bao gồm:
Cân bằng động rotor: Đo lường độ cân bằng của các bộ phận rotor (tuabin, cánh nén khí, phớt ống cố định trục, bu lông chốt) ở tốc độ thấp cố định (2-3 nghìn vòng/phút). Cân bằng có thể thực hiện ở mũi tuabin, mũi cánh nén hoặc cả hai đầu. Đơn vị đo là g.mm, phù hợp với bộ tăng áp hạng nặng (HX50, 55).
Cân bằng động ở tốc độ cao: Đo lường dao động của các bộ phận quan trọng từ 0 đến 180 nghìn vòng/phút. Cân bằng có thể thực hiện ở đầu cánh nén khí và đôi khi cũng cần cân bằng cả moay ơ (Đơn vị đo là G - tăng tốc độ)
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp lái máy, chủ máy, thợ sửa chữa hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp. Liên hệ hotline 1900 4520 để được tư vấn.