
TƯ VẤN LẮP ĐẶT - VẬN HÀNHNgày: 25-03-2023 bởi: Linh Vũ
NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI LỰA CHỌN RĂNG GẦU CHO MÁY XÚC
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu răng gầu máy xúc, lựa chọn răng gầu phù hợp, lâu mòn, lâu gãy và có hiệu quả làm việc tốt cần lưu ý đến điều gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Sự phù hợp với môi trường làm việc
Mỗi một môi trường sẽ có loại răng gầu làm việc tương ứng: răng đào đất thường làm việc trong môi trường đào rãnh kênh mương. Răng đào đá thường làm việc trong môi trường thi công xây dựng, cầu đường, khai thác mỏ. Răng nhọn thường dùng trong môi trường khai thác đá, mỏ, quặng. Các loại răng này sẽ có thiết kế riêng biệt phù hợp với từng môi trường làm việc để đạt được công suất đào tốt nhất.
|
|
2. Thiết kế của răng gầu
Răng gầu máy xúc tốt sẽ có thiết kế phù hợp với môi trường làm việc. Răng đào đá, nhà sản xuất thường tạo ra gân gờ thuôn về mũi răng tăng hiệu quả khả năng thâm nhập tốt hơn đồng thời hạn chế phản lực lên tai gầu. Răng đào đất thường thiết kế gờ mặt trước mũi vuông giúp tăng cường hiệu suất làm việc, giảm phản lực tác động lên tai gầu. Răng nhọn thường có thiết kế mũi nhọn, sắc, gân gờ thuôn về mũi răng tăng khả năng thâm nhập đá.
(Phần gần gờ răng đã được nhà máy sản xuất thử việc và đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhằm giảm phản lực, chống hao mòn và chống nứt gãy)
3. Độ cứng của răng gầu
Độ cứng của răng gầu phụ thuộc vào vật liệu cũng như thời gian và công nghệ nhiệt luyện. Vật liệu đồng nhất, tổ chức liên kết kim loại càng bền chặt thì độ cứng của răng càng đảm bảo.
Tuy nhiên độ cứng quá cao cũng sẽ làm răng giòn và dễ nứt gãy, theo tiêu chuẩn của hãng lắp máy độ cứng răng tốt nhất từ 48HRC - 55HRC.
4. Công nghệ sản xuất răng gầu
Trên thị trường hiện nay có 2 loại răng gầu máy xúc phổ biến: công nghệ đúc và công nghệ dập.
Công nghệ đúc: là phương pháp chế tạo sản phẩm bằng cách rót vật liệu ở dạng lỏng vào khuôn để tạo ra sản phẩm có dạng theo khuôn mẫu. Tinh thể kim loại được kết tinh ở dạng hình cây nên tổ chức kim loại rời rạc không đảm bảo độ cứng. Bên cạnh đó sản xuất răng bằng phương pháp đúc hầu hết đều sử dụng phế liệu thép nên không đồng nhất về chất liệu. Trong quá trình sản xuất, công nghệ này cũng xả chất thải độc hại ra môi trường, tốn nhiều chi phí cho việc xử lý thải, chính vì vậy, nhiều nhà máy cũng đang dần dần hạn chế sản xuất bằng phương pháp này.
(Công nghệ đúc kim loại)
Công nghệ thép dập: là phương pháp dập cơ học, làm cho tấm kim loại có độ dày khác nhau thành hình dạng mong muốn, không làm thay đổi độ dày và vật liệu ban đầu. Phương pháp này sử dụng mác thép của các nhà máy sản xuất uy tín giúp thép có sự đồng nhất về chất liệu và đồng đều về chất lượng.
(Công nghệ thép dập)
Răng gầu sản xuất bằng phương pháp đúc có tổ chức kim loại bền chặt nên hạn chế nứt gãy, khả năng chống mài mòn tốt hơn, cũng như độ bền cao hơn so với răng đúc.
Răng gầu thép dập JPS phân phối độc quyền tại Phúc Long sở hữu những ưu điểm vượt trội:
- Răng thép dập JPS sử dụng công nghệ thép dập tiên tiến trên dây chuyền hiện đại, tổ chức kim loại bền chặt, chắc chắn hơn, nâng cao độ cứng của răng cao và độ bền tốt hơn.
- Thiết kế tối ưu, thập nhập đất, đá tốt
- Công nghệ nhiệt luyện tiên tiến
- Răng sắc và bền hơn so với răng phổ thông
- Năng suất làm việc cao, giảm tiêu hao nhiên liệu
Với độ bền và chất lượng tối ưu, răng gầu thép dập JPS chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi công trình.