Giỏ hàng
Các Dạng Hỏng Và Nguyên Nhân Hỏng Của Răng Gầu Máy Xúc

TƯ VẤN LẮP ĐẶT - VẬN HÀNHNgày: 04-12-2024 bởi: Linh Vũ

Các Dạng Hỏng Và Nguyên Nhân Hỏng Của Răng Gầu Máy Xúc

Răng gầu là một trong những phụ tùng quan trọng của bộ công tác, đóng vai trò trong quá trình vận hành máy xúc khi thực hiện những công việc chủ yếu là đào, xúc, múc vật liệu. Chính vì thế răng gầu là bộ phận rất dễ gặp phải các dạng hỏng khác nhau trong quá trình làm việc. Hiệu rõ các dạng hỏng và nguyên nhân sẽ giúp chủ máy, lái máy có biện pháp bảo dưỡng và sữa chữa kịp thời, đảm bảo hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. 

1. Răng gầu bị mẻ, mài mòn trong quá trình sử dụng

- Răng gầu bị mòn, mẻ nguyên nhân chủ yêu do tác động của môi trường khi làm việc. Trong quá trình thực hiện đào, xúc...răng gầu sẽ tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu, đất đá sau một thời gian làm việc dài sẽ bị mài mòn, bị mẻ do làm việc với vật liệu có độ cứng cao như đào đá, bê tông....              

                  

- Nguyên nhân thứ 2 là do chua chọn loại răng gầu phù hợp với yêu cầu sử dụng như chọn loại răng có độ cứng, độ mài mòn thấp để làm việc cho công việc nặng, bốc dỡ vật liệu có độ cứng cao.                                
                                
2. Tụt, gãy chốt cài răng gầu                                

-Với loại chốt ngang, long đen cài thân giữa chốt. Do đặc điểm kiểu chốt được gia công rãnh ở giữa thân để gắn long đen chốt, điểm rãnh giữa sẽ là điểm yếu. Vậy nên khi đóng chốt với long đen hãm không cân, không vào đều sẽ tạo lực tỳ ngang khi ép chốt vào vị trí tác động lên vị trí yếu rãnh thân giữa chốt. Cộng với lực đào xung lực tác động từ vật liệu lên răng và tác động thêm vào chỗ thân giữa yếu nhất của chốt, theo thời gian sẽ làm điểm thân giữa chốt yếu dần và quá điểm chịu lực thiết kế gây gẫy thân chốt, tuột răng ra ngoài.                                        

 

                       

- Với loại chốt dọc thiết kế gồm 1 chốt kim loại và một đệm cao su cài giữ chốt, theo thời gian làm việc và môi trường làm việc làm đệm cao su chai hóa mất tính đàn hồi và khẳ năng giữ chốt do vậy khi làm việc lực đào phản lực tác động lên răng và chốt sẽ làm trôi và tuột chốt.               


3. Gãy răng gầu                                

- Do chọn loại răng không phù hơp với loại vật liệu bốc dỡ ví dụ chọn răng nhọn dài dùng cho việc phá các khối đá tảng kích thước lớn với độ cứng không phù hợp.
Do khuyết tật vật liệu chế tạo.                             
                                

4. Gãy lợi gầu                                
                                
- Do quy trình hàn lợi với gầu không đảm bảo gây vết nứt quá nhiệt.

- Do khuyết tật vật liệu chế tạo."                                

- Vị trí số (1) Lợi gầu gãy do lực tác động truyền từ răng gầu tới vị trí có tiết diện nhỏ nhất           

- Vị trí số (2) lời gầu bị gãy cho lực tác động truyền từ răng gầu lên lợi, tạo ra momen uốn làm bẻ lợi tại vị trí số (2) gây gãy lợi.                                

5. Vỡ, nứt lỗ chốt tại răng gầu                                

- Biên dạng ăn khớp giữa răng và lợi gầu không đồng nhất cũng gây xung lực tác động dồn lên phần chốt, lỗ chốt theo thời gian sẽ gây nứt vỡ lỗ tai chốt.

- Răng gầu bị vỡ, nứt miệng răng nguyên nhân một phần do khe hở lắp đặt giữa lợi và răng. Sau một thời gian sử dụng miệng răng và lỗ chốt bị doãng rộng ra sẽ có độ hở, độ cựa giữa lợi chốt và răng, khi đưa vào làm việc nặng sẽ gay ra vỡ, nứt miệng răng. 

Trên đây là một số các dạng hỏng thường gặp ở răng gầu, hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp các chủ máy và lái máy tìm được phương án khắc phục các tình trạng trên. Có bất cứ thắc mắc gì cần tư vấn vui lòng liên hệ hotline 1900 4520                               
                                
                                
                                
                                
                                
                                
                                
                                
                                
                                
                                
 

Facebook Youtube Zalo